Cảm biến điện dung DLM-35 được dùng để đo mức liên tục. Nó thường dùng để đo mức chất lỏng như nước, dầu thực vật…, chất rắn dạng hạt như bột mì, xi măng,…
Cảm biến điện dung DLM-35 có nhiều phiên bản khác nhau. Mỗi phiên bản dùng cho một trường hợp khác nhau. Tùy vào từng trường hợp bạn lựa chọn phiên bản phù hợp để đo chính xác.
Các phiên bản của cảm biến bao gồm: phiên bản N – dùng cho các môi trường bình thường. Phiên bản NT – Phiên bản dùng cho môi trường có nhiệt độ cao ví dụ đo mức nước lò hơi. Phiên bản Xi – dùng cho môi trường phòng chống cháy nổ. Phiên bản XiM – dùng cho các vị trí có khí metan hoặc bụi dễ cháy.
Tóm tắt nội dung
Thông tin kĩ thuật của cảm biến
- Hãng sản xuất: Dinel – Czech
- Model: DLM-35
- Nguồn cấp: 9…34V DC
- Output: 4-20mA, 0-10V
- Nhiệt độ môi trường xung quanh: – 40 … + 85 °C
- Bảo vệ: IP68
- Chất liệu vỏ bảo vệ: stainless steel W.Nr. 1.4301 (AISI 304)
- Chất liệu que điện cực: stainless steel W.Nr. 1.4404 (AISI 316L)
- Lớp phủ điện cực: PFA, FEP tùy phiên bản
- Ren kết nối: G1”, G ¾ ”, NPT ¾
- Phụ kiện đi kèm: bút từ MP-8
Ứng dụng thường dùng cảm biến điện dung DLM-35
Cảm biến điện dung DLM-35 được dùng để cho trong nhiều môi trường khác nhau. Tùy vào nhiệt độ, áp suất sẽ có phiên bản phù hợp. Dưới đây là một vài trường hợp sử dụng cảm biến DLM-35
Đo chất rắn
Có nhiều loại chất rắn mà cảm biến DLM-35 có thể đo được như xi măng, cát, bột mì, bột ngô…. Cảm biến sẽ đo liên tục các loại chất rắn. Xuất tín hiệu 4-20mA về PLC hoặc bộ hiển thị để điều khiển, hiển thị.
Ưu điểm của DLM-35 so với các loại cảm biến khác đó chính là nó đo trục tiếp, đo liên tục. Độ chính xác cao, có nhiều biến thể có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Kể cả các môi trường đòi hỏi về phòng chống cháy nổ, môi trường thực phẩm…
Đo nước
Đây là ứng dụng thường được dùng nhất của cảm biến. Nó có thể đo nước nóng, nước thường sử dụng. Có những biến thể có thể dùng trong môi trường nước ô nhiễm có chứa kim loại nặng. Với loại đo nước ô nhiễm sẽ có một lớp nhựa để bảo vệ que dò không bị ăn mòn.
Khi sử dụng cho nước nóng bạn dùng phiên bản NT. Với phiên bản nhiệt độ cao nó có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200°C. Nếu nhiệt độ cao hơn thì không thể sử dụng.
Đo chất lỏng không dẫn điện
Có rất nhiều chất lỏng không dẫn điện như xăng, dầu diesel, dầu thực vật… Cảm biến DLM-35 có thể đo mức các loại chất lỏng này.
Đối với xăng, dầu diesel các bạn phải chú ý đến yêu cầu phòng nổ. Nếu có yêu cầu về phòng chống cháy nổ thì chọn phiên bản Xi, còn không có thì có thể dùng phiến bản N, NT…
Với các môi trương không dẫn điện khác thì tùy thuộc vào nhiệt độ có thể lựa chọn. Nếu nhiệt độ cao thì chọn phiên bản NT, nhiệt độ không cao thì chọn phiên bản N.
Đo hóa chất
Trong công nghiệp có rất nhiều loại hóa chất khác nhau. Có những loại hóa chất ăn mòn và không ăn mòn. Hóa chất dẫn điện và không dẫn điện. Tùy vào hóa chất cần đo sẽ có biến thể phù hợp.
Với các loại hóa chất ăn mòn cao như acid, bazo,… Nên chọn phiên bản nào có màng bọc cách ly để tránh bị ăn mòn. Với những loại hóa chất không ăn mòn thì tùy vào nhiệt độ để lựa chọn. Nhiệt độ cao thì chọn bản dùng cho nhiệt độ cao. Nhiệt độ thấp thì chọn bản thông thường là được.
Có những loại hóa chất đặc biệt như các loại hóa chất dùng trong sản xuất thuốc có những phiên bản đặc biệt để có thể đo được. Với những hóa chất này các bạn cần được tư vấn kĩ trước khi mua và sử dụng.
Nối dây và lắp đặt cảm biến
Để sử dụng cảm biến các bạn phải biết nối dây và lắp đặt cho nó. Câu chuyện lắp đặt và nối dây tưởng chừng như là đơn giản nhưng mà vẫn có người nối dây sai. Cảm biến có giá cả triệu nối dây sai là đi tong cả tháng lương của bạn. Vì vậy nên mình sẽ hướng dẫn các bạn nối dây chuẩn.
Nối dây cảm biến điện dung DLM-35
Cảm biến DLM-35 có 2 dây, một dây nguồn và một dây tín hiệu. Dây nguồn có màu nâu và dây tín hiệu có màu xanh. Rất đơn giản và dễ phân biệt phải không nào. Để nối dây không bị hư cảm biến các bạn cần một nguồn 24V DC và một bộ hiển thị.
Nếu các bạn không dùng bộ hiển thị có thể nối trực tiếp vào PLC. Nhưng phải chú ý rằng PLC của bạn có thể đọc được tín hiệu 4-20mA không nhé. Nếu không các bạn cần một bộ chuyển đổi đấy.
Mình sẽ nối dây với PLC nha. Bởi vì PLC thông dụng khi sử dụng cảm biến loại 4-20mA. Với bộ hiển thị các bạn nối y chang là có thể dùng được. Các bạn nối dây theo sơ đồ sau:
Dây màu nâu đấu với chân dương của nguồn. Dây màu xanh nối với AI+ (analog input +) của PLC. Chân còn lại AI- (analog input -) của PLC các bạn nối về âm của nguồn. Nối dây chỉ đơn giản thế thôi.
Cài đặt mức cao và mức thấp
Các bạn nên cài đặt trước khi lắp đặt cảm biến vào vị trí sử dụng nhé. Khi đã cài đặt chính xác rồi lắp vào cảm biến không cần phải suy nghĩ đến việc nó chạy sai nữa. Để sử dụng các bạn cần cài đặt 2 mức cho cảm biến: mức thấp và mức cao.
Cài đặt mức thấp (4mA)
Mức thấp là vị trí ngập thấp nhất mà bạn muốn trên que dò của cảm biến. Ví dụ vị trí chạm đầu cảm biến là mức thấp. Ở mức này tín hiệu xuất ra là tín hiệu 4mA trên PLC hoặc mức 0 trên bộ hiển thị sau Scale.
Để cài đặt các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt que dò của cảm biến ở vị trí bạn muốn xuất tín hiệu 4mA.
Bước 2: Đặt bút từ tại vị trí dấu trừ đến khi đèn cam nhấp nháy và trên PLC hiển thị giá trị 4mA. Sau đó các bạn bỏ bút từ ra.
Bước 3: chờ đèn led cam không còn nhấp nháy nữa. Các bạn chấm vào vị trí dấu trừ lần nữa. Khi bạn thấy cả hai đèn vàng và đèn xanh cùng sáng thì bỏ bút từ ra.
Bước 4: chờ đến khi nào đèn vàng nhấp nháy 3 lần rồi tắt hẳn là cài đặt xong mức thấp.
Cài đặt mức cao (20mA)
Mức cao là vị trí ngập cao nhất trên que dò mà bạn mong muốn. Ví dụ như là mình muốn hết que dò là mức cao. Ở mức này cảm biến sẽ xuất tín hiệu 20mA. Nếu quá cảm biến sẽ xuất tín hiệu cao hơn cảm biến không thể đo được.
Để cài đặt các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt que dò của cảm biến ở vị trí bạn muốn xuất tín hiệu 20mA.
Bước 2: Đặt bút từ tại vị trí dấu cộng đến khi đèn cam nhấp nháy và trên PLC hiển thị giá trị 20mA. Sau đó các bạn bỏ bút từ ra.
Bước 3: chờ đèn led cam không còn nhấp nháy nữa. Các bạn chấm vào vị trí dấu cộng lần nữa. Khi bạn thấy cả hai đèn vàng và đèn xanh cùng sáng thì bỏ bút từ ra.
Bước 4: Chờ đến khi nào đèn vàng nhấp nháy 3 lần rồi tắt hẳn là cài đặt xong mức thấp.
Lắp đặt cảm biến
Lắp đặt cảm biến thì đơn giản hơn nữa. Các bạn chỉ cần làm một cái ren giống với ren trên cảm biến là có thể lắp vào được. Vặn cảm biến vào ren là có thể dùng. Nếu như đã có ren thì mua cảm biến cùng ren về vạn vào ren là xong.
Tuy nhiên khi lắp đặt cảm biến điện dung các bạn cần lưu ý vị trí lắp nhé. Các bạn lắp sao cho cảm biến không quá gần thành bồn. Nếu gần quá sẽ không thể đo được.
Kết luận
Cảm biến điện dung DLM-35 có nhiều phiên bản dùng trong nhiều môi trường khác nhau. Tùy vào từng môi trường thì các bạn lựa chọn phiên bản cho phù hợp. Các bạn nên chú ý khi nối dây và lắp đặt cảm biến.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về cảm biến đo mức điện dung CLM-35 hoặc về thắc mắc về vấn đề đo mức. Xin lòng liên hệ với mình theo thông tin:
Kỹ sư Cơ – Điện tử
Phạm Đức Thắng
Mobi/Zalo: 0368.21.64.43
Email: thang.pham@huphaco.vn
Các bạn có thể xem thêm:
Các phương pháp đo mức chất lỏng
Cảm biến đo mức liên tục