Tín hiệu truyền về là một phần quan trong của bất kì loại cảm biến nào. Mỗi một loại cảm biến đều có tín hiệu truyền về. Tín hiệu này là tín hiệu chuẩn 4-20mA hoặc 0-10V,… Tuy nhiên có một vài cảm biến đặc biệt như can nhiệt lại cho ra tín hiệu khác với tín hiệu chuẩn. Đối với các bộ điều khiển như PLC thì không thể đọc được tín hiệu này. Giải pháp hợp lý lúc này đó chính là bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ can K.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ can K
Bộ chuyển đổi nhiệt độ can K

Bộ chuyển đổi là một giải pháp để có thể đọc được bất kì loại tín hiệu nào không phải là tín hiệu chuẩn. Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn một bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ can K T121.

Vì sao dùng bộ chuyển đổi nhiệt độ can K?

Bộ chuyển đổi tín hiệu là một giải pháp giải quyết các vấn đề về tín hiệu. Bạn có bộ điều khiển 0-10V nhưng cảm biến của bạn xuất tín hiệu 4-20mA. Bộ chuyển đổi tín hiệu là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Ngoài ra bộ chuyển đổi tín hiệu là giải pháp cho các loại cảm biến không đưa về được tín hiệu 0-10V hoặc 4-20mA. Các loại cảm biến này bao gồm can nhiệt, cảm biến nhiệt độ RTD, NTC,…

Chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA
Chuyển đổi tín hiệu mV sang 4-20mA

Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ can K được xem là giải pháp chuyển đổi tín hiệu cho cảm biến nhiệt độ can K. Tuy nhiên nó còn có thể sử dụng cho nhiều loại cảm biến khác nữa như NTC, Thermocouple…. Ngoài ra nó có thể chuyển tín hiệu biến trở thành phần trăm để điều khiển.

Bộ chuyển đổi nhiệt độ can K

  • Hãng sản xuất: Seneca – Italia
  • Nguồn cấp: 7-30VDC (Loop Power)
  • Cách ly: 1500VAC
  • Cấp bảo vệ: IP20
  • Thời gian phản hổi: 300ms
  • Sai số 0,1%
  • Kích thước: Ø 43,7 x 20 mm
  • Khối lượng: 35g

Tín hiệu đầu vào

  • Số kênh vào: 1
  • Cảm biến đọc được:
    • Cu50 (-180..+200°C, min span 20°C)
    • Cu100 (-180..+200°C, min span 20°C)
    • Ni100 (-60..+250°C, min span 20°C)
    • Ni120 (-80..+260°C, min span 20°C)
    • Pt100 (EN 60751/A2, -200..+650°C, min span 20°C)
    • Pt500 2,3,4 fili (-200..650°C, min span 20°C)
    • Pt1000 2,3,4 fili (-200..+200°C, min span 20°C)
    • TC J , K, R, S, T, B, E, N, L; input impedance 10 MΩ
    • Voltage: -150..+150 mV; input impedance 10 MΩ
    • Potentiometer: 500 Ω..100 kΩ
    • Resistance 0..+400 (1.760) Ω

Tín hiệu đầu ra

  • Số kênh ra: 1
  • Tín hiệu đầu ra: 4-20mA, 20-4mA (2 dây)

Ứng dụng Transmitter T121

Bộ chuyển đổi tín hiệu can K được dùng để chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ can K. Nó thường được dùng tại các nhà máy nung, đốt… Ngoài ra nó còn được dùng với nhưng loại cảm biến khác như biến trở, cảm biến nhiệt độ RTD…

Với thiết kế nhỏ gọn nó có thể đặt ngay tại bên trong đầu can K. Tín hiệu đầu ra 4-20mA 2 dây dễ dàng kết nối.

Can nhiệt loại K

Can nhiệt loại K hay con gọi là thermocouple type K. Can nhiệt này được sử dụng để đo nhiệt độ cao. Can nhiệt này sử dụng nguyên lý nhiệt điện trở. Khi nhiệt độ thay đổi thì điện áp xuất ra thay đổi. Tín hiệu điện áp này là tín hiệu mmV. Tín hiệu này khá nhỏ vì thế cần phải có những thiết bị chuyển dụng để đọc giá trị cho can nhiệt.

Can nhiệt loại K đầu dò kim loại
Can nhiệt loại K đầu dò kim loại

Cấu tạo thermocouple type K

Can nhiệt loại K có cấu tạo gồm 2 phần: phần đo nhiệt độ và phần vỏ.

Phần đo nhiệt độ được cấu tạo từ 2 tấm kim loại khác nhau. Chụm chung một đầu của 2 tấm kim loại này lại tạo thành đầu dò cho can nhiệt K. Bên ngoài sẽ có một lớp bảo vệ bằng sứ hoặc bằng kim loại tùy vào option lựa chọn.

Cấu tạo can nhiệt
Cấu tạo can nhiệt

Phần vỏ bảo vệ được cấu tạo bằng kim loại. Tuy nhiên bảo vệ phần đầu dò có thể bằng sứ. Trên vỏ bảo vệ người ta có làm sẵn ren để nối vào vị trí cần đo nhiệt độ. Đối với loại dây sẽ có dây đi ra. Còn đối với loại đầu củ hành sẽ có terminal kết nối.

Nguyên lý hoạt động

Can nhiệt có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Khi nhiệt độ thay đổi ở đầu chụm lại. Thì sẽ có dòng điện xuất ra ở 2 đầu còn lại. Dòng điện này xuất ra khá nhỏ tính bằng mV. Thông thường ta sẽ dùng bộ khuếch đại hoặc bộ chuyển đổi để đọc giá trị này. Tuy nhiên có một vài bộ hiển thị cũng có thể đọc được trực tiếp mà không qua bộ chuyển đổi.

Nguyên lý hoạt động của can nhiệt K
Nguyên lý hoạt động của can nhiệt K

Thông tin kỹ thuật

  • Ngõ ra (Output): Thường là tín hiệu điện áp mV/V.
  • Độ dài cảm biến nhiệt độ can K: 1000mm.
  • Đường kính cảm biến: 15mm.
  • Dãy đo cảm biến: 0°C to 1200°C.
  • Sai số tiêu chuẩn của can nhiệt K trong khoảng ±2,2°C hoặc 0,75%.
  • Ren kết nối: G1/2; G1/4;1 G/8; G3/8

Các loại can nhiệt K

Hiện tại có 2 loại can nhiệt K được dùng phổ biến hiện tại. Đó là can nhiệt đầu củ hành và can nhiệt loại dây.

Với can nhiệt loại dây có nhiệt độ đo thường ít hơn so với can nhiệt đầu củ hành. Với cảm biến nhiệt độ đầu củ hành thì nhiệt độ đo cao hơn nhưng khó khăn khi lắp đặt tại các vị trí nhỏ và hẹp.

Cảm biến nhiệt độ đầu củ hành có 2 dạng que dò. Một loại que dò làm bằng sứ, một loại que dò làm bằng thép.

Can nhiệt sắt và can sứ
Can nhiệt sắt và can sứ

Bộ hiển thị nhiệt độ S311A-4-H

Bộ hiển thị là một giải pháp xem thông số tập trung. Có những loại cảm biến không có hiển thị. Đối với cảm biến có hiển thị thì việc đi đến vị trí đọc thông số sẽ rất mất thời gian. Bộ hiển thị được sinh ra để có thể giảm thời gian đọc cảm biến nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác đến từ cảm biến.

Thông tin kỹ thuật

  • Xuất xứ: Seneca – Italia
  • Nguồn cấp: 85-265VAC
  • Tín hiệu đầu vào:
    • Điện áp: 0-10V
    • Dòng điện: 0-20mA
  • Đầu ra:
    • Analog: 0-10V, 0-20mA
    • Relay: 8A/250VAC
    • Digital ouput: 30VDC
  • Thời gian phản hồi: 700ms
  • Cài đặt: bằng 3 phím nhấn trên mặt bộ hiển thị
  • Truyền thông công nghiệp: Modbus RTU RS485

Ứng dụng của bộ hiển thị

Bộ hiển thị giống như một bộ điều khiển cỡ nhỏ. Nó có thể điều khiển relay để điều khiển bơm hoặc cảnh báo. Bộ điều khiển còn có chức năng như xuất tín hiệu analog để truyền về cho thiết bị điều khiển khác như là PLC.

Bộ hiển thị có thể hiển thị rất nhiều cảm biến 4-20mA, 0-10V khác nhau. Vì thế nó được xem  là một giải pháp hiển thị toàn diện cho hệ thống của bạn.

Nối dây bộ chuyển đổi nhiệt độ can K

Can nhiệt K không thể nối trực tiếp với PLC. Sau khi qua bộ chuyển đổi nó có thể đưa tín hiệu về bộ điều khiển PLC.

Cách nối dây bộ chuyển đổi với PLC

Nối dây cảm biến nhiệt độ can K với bộ chuyển đổi tín hiệu khá dễ dàng. Cảm biến nhiệt độ can K có 2 dây ra. Một dây màu xanh và một dây màu trắng. Màu xanhdương, màu trắng là âm. Với bộ điều khiển, hiển thị, PLC có 2 dây đầu vào đo là AI+ (analog input +)  và AI- (analog input -). Các bạn nối dây theo sơ đồ sau:

Nối dây bộ chuyển đổi với PLC
Nối dây bộ chuyển đổi với PLC

Dây màu xanh vào chân số 3. Chân màu trắng các bạn nối với chân số 4 của bộ chuyển đổi tín hiệu. Chân dương của nguồn các bạn nối với chân số 5. Chân số 6 các bạn nối với chân AI+ (analog input +) của bộ hiển thị, PLC hoặc bộ điều khiển. Chân AI- (analog input -) của bộ hiển thị, PLC hoặc bộ điều khiển các bạn nối với âm của nguồn.

Cách nối dây bộ chuyển đổi với bộ hiển thị

Bộ hiển thị được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Việc nối dây bộ hiển thị với can nhiệt khá dễ dàng. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn nối dây trong với bộ hiển thị S311A của hãng Seneca. Các bạn nối dây theo sơ đồ sau:

Nối dây can nhiệt với bộ hiển thị
Nối dây can nhiệt với bộ hiển thị

Chân âm (xanh) của can nhiệt C nối với chân số 7 của bộ hiển thị. Chân số 7 các bạn nối với chân số 8 của bộ hiển thị. Chân dương của can nhiệt nối với chân số 9 của bộ hiển thị.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ Can K. Xin vui lòng liên hệ với mình theo thông tin sau

 

Liên Hệ

Kỹ Sư Cơ Điện Tử – Mr. Trọng

Zalo/Mobi: 0975 116 329

Mail: trongle@huphaco.vn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Comments are closed.