Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ với các bạn chủ đề “chuyển đổi đơn vị áp suất”. Ở bài viết này, mình tiếp tục chia sẻ đến các bạn chủ đề “chuyển đổi kích thước ren” giữa các ren hệ inch và ren hệ mét. Có phải các bạn thường nghe kỹ thuật nhắc đến ren 13mili, ren 17 mili, ren 21mili,…khi yêu cầu mua cảm biến áp suất, đồng hồ áp suất hay cảm biến nhiệt độ pt100 mà các bạn không biết cách chọn ra sao, ý nghĩa là gì phải không?

Chuyển đổi kích thước ren
Chuyển đổi kích thước ren

Các thiết bị đo lường hiện nay đều sử dụng kết nối dạng ren. Vì thế, có kiến thức về chuyển đổi giữa các ren trên thế giới là điều rất cần thiết cho dân kỹ thuật cũng như nhân viên kinh doanh. Hôm nay, mình giúp các bạn một mẹo chuyển đổi kích thước ren đơn giản chính xác và nhanh nhất. Giờ chúng ta cùng bắt tay vào bài viết nhé!

Ren kết nối là gì?

Ren kết nối là gì?
Ren kết nối là gì?

Ren kết nối hiểu đơn giản là bộ phận dùng kết nối  giữa 2 thiết bị với nhau, kết nối giữa thiết bị này với thiết bị khác.

Trên thế giới có khá nhiều chuẩn ren khác nhau, nhưng thực tế chỉ sử dụng vài chuẩn của Mỹ và Châu Âu. Đồng hồ đo áp suất, cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, đường ống, van,..Tất cả thiết bị đều dùng chuẩn ren  Mỹ và Châu Âu, lâu dần các bạn sẽ thấy quen thuộc với chuẩn hệ ren này.

Các chuẩn kết nối ren quốc tế thông dụng

Ren kết nối là gì?
Ren G1/4 trên cảm biến áp suất?

Ren kết nối NPT

Nước Mỹ là nơi sản xuất ra các thiết bị có chuẩn ren NPT phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ren NPT dùng nhiều trong nhà máy điện, ngành dầu khí ( vì các nhà máy này thường sử dụng thiết bị của Mỹ).

Kiểu chân ren kết nối NPT của Mỹ
Kiểu chân ren kết nối NPT của Mỹ

Ren NPT là viết tắt của National Pipe Thread với ren trong và ren ngoài thuộc dạng ren côn. Ren côn có 2 dạng như sau:

  • ( Male) ren ngoài: ren sẽ lớn dần từ ngoài vào trong.
  • (Female) ren trong: ngược lại ren này sẽ nhỏ dần từ ngoài vào trong.

Đặc điểm ren NPT là các bước ren là 60o (độ) giữa đỉnh và đáy ren. Vì thế khi lắp ren bạn không nên siết quá chặt, và nên nhớ phải sử dụng băng keo non quấn quanh ren để chống xì áp suất rò rỉ áp suất nha.

Ren NPT có góc 60°
Ren NPT có góc 60°

Các Chuẩn ren NPT thông dụng: 

Các chuẩn ren NPT phổ biến: ½ NPT; ¼ NPT; 3/8 NPT;…

Ren NPT trong thực tế
Ren NPT trong thực tế

Cách đọc ký hiệu ren NPT: 

Cách đọc thông số ren như ví dụ: 1/2– 14NPT

  • 1/2: Đường kính danh nghĩa của ren
  • 14: Có 14 ren trên chiều dài 1 inch
  • NPT: Ren National Pipe Taper theo tiêu chuẩn ANSI/ASME B1.20.1-1983

Bảng chuyển đổi kích thước ren NPT sang milimet (mm)

Bảng chuyển đổi kích thước ren NPT sang mm
Bảng chuyển đổi kích thước ren NPT sang mm

Qua bảng tra kích thước ren trên bạn dễ dàng biết được 1/2NPT là bao nhiêu mm, 3/8 là bao nhiêu mm, ¼ NPT là bao nhiêu mm,…từ đó, bạn có thể chọn được thiết bị với ren cần tìm.

Chuẩn kết nối ren BSP:

Chuẩn ren BSPP trong thực tế
Chuẩn ren BSPP trong thực tế

Kết nối ren BSP có hai loại: BSP và BSPT, là viết tắt của từ British Standard Parallel Thread, là kiểu ren theo tiêu chuẩn Châu Âu nguồn gốc từ nước Anh, ren BSP sử dụng phổ biến tại Châu Âu.

Chuẩn kết nối ren BSPP
Chuẩn kết nối ren BSPP

Ren kết nối BSPP là loại ren thẳng có góc 55° (độ), được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Chuẩn kết nối BSP cũng có loại ren côn giống như ren NPT đó là BSPT

Ren BSPP là ren thẳng có góc đáy ren là 55°
Ren BSPP là ren thẳng có góc đáy ren là 55°
  • ( BSPP) ren thẳng: đường kính ren không đổi luôn bằng nhau, và được ký hiệu bằng
  • ( BSPT) ren côn, đường kính ren tăng hoặc giảm trên chiều dài của ren, ký hiệu bằng
Chuẩn kết nối BSPT
Chuẩn kết nối BSPT

Chuẩn ren kết nối BSPT dùng nhiều tại Châu Á như:  Nhật Bản, Trung Quốc,…Mọi người thường hay nhầm lẫn giữa ren kết nói BSPT và ren NPT, nên khi lắp đặt không thể vặn khớp 100% với nhau dẫn đến bị rò rỉ áp suất.

Bản vẽ chi tiết ren BSPT với góc 55° và côn
Bản vẽ chi tiết ren BSPT với góc 55° và côn
Chuẩn ren BSPT trong thực tế
Chuẩn ren BSPT trong thực tế

Các chuẩn ren BSP thông dụng

Ren kết nối BSPP: G1″, G1/2″, G1/4″, G3/8″,…

Chuẩn ren BSPT thông dụng: R ¼; R 1/2; ….

Bảng tra kích thước ren – Quy đổi ren chuẩn BSP sang milimet ( mm)

Bảng chuyển đổi kích thước ren BSP sang mm
Bảng chuyển đổi kích thước ren BSP sang mm

Trên thực tế chuẩn ren BSP cũng được sử dụng khá nhiều trong thiết bị Châu Âu. Bảng chuyển đổi trên giúp các bạn chuyển đổi kích thước ren BSP sang mm một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Chuẩn ren hệ Mét

Kết nối ren hệ mét được dùng rộng rãi tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới. Điểm khác nhau giữa ren hệ inch và ren hệ mét là:

  • Ren hệ inch: Tính số ren trên đơn vị một inch. Ký hiệu: G; NPT
  • Ren hệ mét: Tính bước ren bằng đơn vị milimet. Ký hiệu chữ M . 

Các chuẩn ren hệ mét thông dụng

Ren hệ mét hay gặp trong nhà máy: M12 x 0.5, M14 x 1.5 , M20 x 1.5

=> Vì thế ren hệ inch và hệ mét không thể lắp lẫn với nhau được.

Chuẩn kết nối ren hệ mét
Chuẩn kết nối ren hệ mét

Ren hệ mét có đỉnh ren là 60° và bước ren tính bằng mm, ren hệ mét có 2 bước ren đó là bước ren thô và bước ren mịn, và ứng dụng của 2 bước ren này cũng khác nhau. 

Cách đo và xác định ren loại gì bao nhiêu? 

Nếu bạn có một cái đồng hồ áp suất đột nhiên bị hư hỏng, bạn muốn tìm mua một cái khác để thay thế cái hư hỏng đó phải phải làm sao để xác định được chân ren của nó?

Rất đơn giản chỉ cần làm theo 2 bước mình hướng dẫn ngay sau đây.

Bước 1: Kiểm tra chân ren là BSP hay NPT. Cách kiểm tra là dùng thước đo chân ren và phần chóp ren.

  • Nếu 2 kích thước bằng nhau => chuẩn BSP.
  • Nếu chân ren lớn hơn chóp => ren NPT.

Bước 2: Dùng thước đo kích thước chân ren của đồng hồ áp suất hỏng, ví dụ đo ren là 21mm và đo các ren bằng nhau tức là ren BSPP G1/2.

Kết luận!

Bạn không cần phải biết quá nhiều về ren NPT hay BSP, chỉ cần bạn nắm được cách đo & cách chuyển đổi qua lại giữa chúng là bạn đã có thể chọn được thiết bị rồi.

Ngày nay Mỹ vẫn dùng ren NPT, Châu Âu dùng ren BSP (G, R), còn Việt Nam đa số dùng ren hệ mét (M).

Hy vọng quay bài viết mình vừa chia sẻ chuyển đổi kích thước ren, sẽ giúp ích trong công việc của các bạn. Đây là bài viết tổng hợp kiến thức của mình từ bao năm tiếp xúc với các nhà máy nên cũng khó tránh khỏi thiếu sót. Nếu có góp ý gì mong các bạn comment bên dưới, để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn, cũng như mình có động lực chia sẻ thêm nhiều kiến thức hữu ích đến mọi người.

Trân trọng!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cảm biến Góc Nghiêng – Ứng dụng công nghệ tuyệt vời!

Với sự phát triển vượt bậc cửa nền khoa học kỹ thuật hiện nay đã giúp rất nhiều cho con người trong quá trình sản xuất. Những thiết bị thông minh ra đời nhằm cải tiến và thay thế những loại cũ. Ngành đo lường là một trong những ngành tiên phòng về cải tiến […]

Modbus Gateway là gì ? | Ứng dụng chuyển đổi RTU, TCP-IP

        Trong quá trình làm việc cũng như học tập chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua từ khoá “Gateway” hay “Modbus Gateway”, hay lần đầu tiên ghé qua bài viết này bạn vô tình biết về “Gateway”. Vậy các bạn có thắc mắc đây là thiết bị gì không? Chúng hoạt động […]

Cảm biến áp suất khí Gas | Phòng Nổ Atex, Ex,…

Cảm biến áp suất khí gas là một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong các nhà máy sản xuất Gas. Các bạn có bao giờ thắc mắc rằng trong các nhà máy sản xuất, phân phối Gas người ta dung loại cảm biến áp suất nào không? Mình tự hỏi rằng trong […]