Bộ chuyển đổi dòng điện 0-5A sang 4-20mA dùng để giám sát dòng điện của động cơ. Các bạn biết đấy động cơ là loại tải lớn nhất trong các nhà máy sử dụng. Có những loại động cơ lên đến vài trăm ngựa. Điều này khiển cho tải rất lớn. Dòng điện của nó thể lên đến vài nghìn ampe.

Với dòng tải lớn như thế chúng ta không thể nào đo được một cách trực tiếp mà chúng ta phải đo qua CT dòng. Tuy nhiên trong các hệ thống tự động ngày này. Việc điều khiển động cơ ngày càng nhiều hơn. Vì vậy cần phải có một thiết bị giám sát liên tục cho động cơ.

Chuyển đổi dòng điện thành tín hiệu analog
chuyển đổi dòng điện thành tín hiệu analog

Bộ chuyển đổi dòng điện 0-5A sang 4-20mA được thiết kế ra mới mục đích đó. Vậy chính xác hơn bộ chuyển đổi đó là gì. Tác dụng của nó trong công nghiệp. Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-5A sang 4-20mA là gì?

Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-5A sang 4-20mA là bộ chuyển đổi chuyển đổi dòng điện thành tín hiệu analog. Tín hiệu analog này có thể là 4-20mA hoặc 0-10V tùy chỉnh. Tín hiệu analog sẽ được đưa về PLC để giám sát hoặc hiển thị trên bộ hiển thị.

Bộ chuyển đổi tín hiệu dòng điện 0-5A sang 4-20mA
Bộ chuyển đổi tín hiệu dòng điện 0-5A sang 4-20mA

Khi đưa tín hiệu dòng điện về PLC có thể điều khiển tự động cho động cơ. Tính toán điện áp để khởi động nhiều động cơ hơn. Hoặc dùng để tính công suất tiêu thụ từ đó tối ưu năng lượng điện sử dụng.

Tại sao cần chuyển đổi 0-5A sang 4-20mA

Việc chuyển đổi dòng điện 0-5A sang 4-20mA để bảo rằng động cơ đang hoạt động ở dòng định mức. Nói rõ hơn là nếu động cơ quá tải chúng ta sẽ biết được. Điều này giúp chúng ta xử lý kịp thời sự cố không làm hư hỏng động cơ.

Các loại động cơ lơn làm việc liên tục vơi công suất rất cao. Nếu bị quá tải sẽ gây ra hư hỏng lớn. Chi phí để mua một động cơ công suất lớn khá cao. Vì thế cần một thiết bị giám sát dòng điện liên tục để hạn chế các hư hỏng của động cơ.

Động cơ công suất lớn để tải cần trục
Động cơ công suất lớn để tải cần trục

Vì thế bộ chuyển đổi là biện pháp theo đỗi dòng điện tự động. Vì sau biến dòng, dòng điện xuất ra sẽ là 5A vì thế bộ chuyển đổi 0-5A sang tín hiệu 4-20mA trở nên phổ biến.

Bộ chuyển đổi dòng điện 0-5A, 0-10A Z201-H

Tín hiệu dòng điện 0-5A trở nên phổ biến tại các tủ điện ở Việt Nam. Vì vậy có rất nhiều bộ chuyển đổi 0-5A sang 4-20mA. Ở bài viết này tớ giới thiệu với các bạn bộ chuyển đổi của Châu Âu Z201-H. Bộ chuyển đổi do hãng Seneca sản xuất.

Bộ chuyển đổi tín hiệu dòng điện Z201-H
Bộ chuyển đổi tín hiệu dòng điện Z201-H

Hãng Seneca là một hãng chuyên sản xuất bộ chuyển đổi tín hiệu của Italy. Bộ chuyển đổi 0-5A sang 4-20mA đặt tất cả các tiêu chuẩn cao của Châu Âu về độ chính xác, độ bền. Không những thế nó có thiết kế chuẩn công nghiệp. Mua về lắp vào Din rail tủ điện nối dây với CT dòng và dùng thôi.

Thông tin kĩ thuật

  • Hãng sản xuất: Seneca – Italy
  • Nguồn cấp: 85-265V AC
  • Công suất tiêu thụ: 2,5W
  • Input: dòng điện 0-5A, 0-10A
  • Output: 0-20mA, 4-20mA, 0-10V, 0-5V,…
  • Sai số: 0,3%
  • Cách ly: 3750V AC
  • Lắp đặt: 35 mm DIN rail
  • Bảo vệ: IP20
  • Nhiệt độ hoạt động: -10…+65 °C
  • Kích thước (WxHxD): 5 x 100 x 112 mm
  • Khối lượng: 0,16 Kg

Cách cài đặt bộ chuyển đổi

Khi mua bộ chuyển đổi về thì việc đầu tiên các bạn làm đó chính là cài đặt để sử dụng. Việc cài đặt bạn chỉ cần gặt Dip-Switch trên bộ chuyển đổi là xong. Đó là trường hợp bạn dùng tín hiệu khác với tín hiệu mặc định 4-20mA.

Nếu bạn dùng tín hiệu 4-20mA thì mua về dùng luôn không cần phải suy nghĩ. Đây mình sẽ hướng dẫn cho bạn nào dùng tín hiệu khác với tín hiệu 4-20mA. Nếu các bạn dùng tín hiệu điện áp làm như sau.

Đầu tiên các bạn chuyển từ internal Jumper J1 từ bên trái sang bên phải như hình dưới.

Cài đặt cho bộ chuyển đổi
Cài đặt cho bộ chuyển đổi

Như thế là các bạn đã chuyến sang dùng điện áp. Tiếp theo bạn dùng tín hiệu điện áp nào. Nếu dùng 0-10V thì gạt Dip-Switch 1.1 ON và Dip-Switch 1.2 OFF. Vậy là các bạn đã cài xong.

Sơ đồ nối dây

Khi các bạn cài đặt xong rồi thì việc tiếp theo của chúng ta là nối dây để sử dụng. Sơ đồ nối dây của bộ chuyển đổi Z201-H khá đơn giản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nối. Việc nối sai dây sẽ làm cho bộ chuyển đổi ra đi. Bạn tốn thêm tiền mua cái mới nữa.

Vì thế mình sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết sơ đồ nối dây. Mình sẽ hướng dẫn nối đầu vào trước. Với đầu vào có 2 loại 1 loại là 0-5A và loại thứ 2 là 0-10A. Các bạn nối theo sơ đồ sau:

Sơ đồ nối dây đầu vào cho bộ chuyển đổi
Sơ đồ nối dây đầu vào cho bộ chuyển đổi

Nếu các bạn dùng 0-5A thì nối dây theo sơ đồ 1. Còn dùng 0-10A thì nối theo sơ đồ 2 là được.

Nối xong đầu vào rồi chúng ta nối dây đầu ra. Đầu ra cũng có 2 loại: điện áp và dòng điện. Các bạn nối theo sơ đồ sau:

Sơ đồ nối dây đầu ra cho bộ chuyển đổi
Sơ đồ nối dây đầu ra cho bộ chuyển đổi

Các bạn dùng điện áp thì nối theo sơ đồ 1. Các bạn dùng dòng điện nối theo sơ đồ số 2. Khi đã nối dây đầu vào và đầu ra rồi các bạn cấp nguồn vào chân số 1 và chân số 3 là dùng được.

Bộ chuyển đổi dòng điện 0-5A sang 4-20mA trực tiếp T201

Trong một vài trường hợp các bạn dùng dòng nhỏ dưới 40A. Các loại dòng này thường sẽ không được lắp CT dòng. Nếu các bạn muốn đo luôn các phải mua một CT dòng để chuyển dòng. Rồi dùng bộ Z201-H để đo.

Điều đo khá là tốn kém, phức tạp. Vì thế hãng Seneca cho ra luôn một bộ chuyển đổi trực tiếp. Với dòng điện <40A thì sử dụng loại này trực tiếp không cần qua biến dòng. Bộ chuyển đổi này có ưu điểm nhỏ gọn. Lắp đặt trực tiếp không cần qua biến dòng.

Bộ chuyển đổi trực tiếp T201
Bộ chuyển đổi trực tiếp T201

Thông tin kĩ thuật

  • Hãng sản xuất: Seneca – Italy
  • Nguồn cấp: Loop-power 5 – 28V DC
  • Input: 5A, 10A, 20A, 25A, 30A, 35A, 40A
  • Tần số: 20-1000Hz
  • Output: 4-20mA (passive)
  • Cách ly: 3000 V AC
  • Cài đặt: Dip-Swicth
  • Sai số: 0,2%
  • Nhiệt độ hoạt động: -20… +70°C
  • Kích thước: 41x44x26 mm
  • Khối lượng: 47g

Cách cài đặt

Khi mua về các bạn cài đặt cho bộ chuyển đổi. Đầu tiên hãy xác định xem bạn dùng bao nhiêu ampe. Lấy ví dụ bạn cần dùng tối đa là 20A. Khi đã xác định được rồi thì các bạn gạt Dip-Switch ngay trên bộ chuyển đổi.

Trên bộ T201 có 1 Dip-Switch gồm 4 Switch. Chúng ta cài đặt 3 Switch đầu tiên, Còn Switch cuối cùng là lọc nhiễu nếu có nhiễu tín hiệu thì gạt SW4 lên là được. Qui định là có mũi tên lên là gạt Dip-Switch lên. Còn không có gì là gạt xuống nhé.

Cài đặt cho bộ chuyển đổi T201
Cài đặt cho bộ chuyển đổi T201

Để cài đặt 20mA các bạn làm gạt Dip1 xuống, Dip2 và Dip3 lên là cài đặt xong.

Cách nối dây

Với các bạn đã biết về loop-power rồi thì các bạn có thể bỏ qua phần này. Phần này mình sẽ hướng dẫn nối dây cho bạn nào chưa từng nối Loop-Power. Cách nối Loop-power là cách nối tiết kiệm dây và dễ dàng hơn so với các kiểu nối khác.

Các thiết bị sử dụng loop-power chỉ có 2 dây ra. Đó là một dây nguồn và một dây tín hiệu. Dây nguồn là dây dương, dây tín hiệu chính là dây âm. Vì thế việc nhầm lẫn dây khá khó xảy ra. Để cho bộ chuyển đổi hoạt động các bạn nối dây theo sơ đồ sau:

Nối dây bộ chuyển đổi T201
Nối dây bộ chuyển đổi T201

Chân dương nối với nguồn. Chân âm nối về AI+ của PLC. Chân AI- của PLC nối với chân âm của nguồn tạo thành vòng kín. Như vậy là có thể sử dụng.

Bộ chuyển đổi trực tiếp dòng áp lớn

Câu hỏi mình thường nhận được đó là nếu đã có thiết bị chuyển đổi tới 40A thì liệu rằng có thiết bị nào lên đến vài trăm ampe hay không? Câu trả lời là có. Với công nghệ hiện đại ngày nay thì việc chuyển đổi trực tiếp vài trăm ampe là có thể.

Tuy nhiên với giới hạn công nghệ hiện nay cao nhất chỉ được tối đa là 300A. Nếu các bạn sử dụng dòng cao hơn 300A thì bắt buộc phải dùng qua biến dòng. Không còn cách nào khác cả.

Bộ chuyển đôi trực tiếp 300A
Bộ chuyển đôi trực tiếp 300A

Với công nghệ ngày nay thì biến dòng ngày càng rẻ hơn. Với một biến dòng bạn có thể đo lên đên vài nghìn ampe thì đó là một số tiền xứng đáng mà.

Lưu ý khi lựa chọn bộ chuyển đổi 0-5A sang 4-20mA

Nếu các bạn có nhu cầu mua một bộ chuyển đổi 0-5A sang 4-20mA thì các bạn nên lưu ý các vấn đề sau.

Xác định dòng tải

Xác định dòng tải đó chính là điều kiện tiên quyết để quyết định mua. Xác định đúng dòng tải thì việc lựa chọn sẽ đơn giản hơn khá nhiều. Việc biết dòng tải là bao nhiêu ampe cho bạn cần mua biến dòng hoặc bộ chuyển đổi là bao nhiêu.

Nếu dòng quá lớn thì cần có biến dòng để giảm dòng điện. Còn nếu dòng điện nhỏ dưới 300A thì có thể dùng trực tiếp mà không cần qua biến dòng phức tạp.

Xác định tín hiệu ra

Xác định tín hiệu ra là để bạn có thể đọc chính xác giá trị mà bộ chuyển đổi đưa về. Ví dụ đơn giản là bạn dùng PLC đọc tín hiệu 0-10V. Bạn mua bộ chuyển đổi 4-20mA thì PLC không đọc được đâu nha.

Nếu bạn đã lơ mua rồi thì phải tìm hiểu xem bộ chuyển đổi có tín hiệu 0-10V không. Nếu không thì các bạn cần thêm một bộ chuyển đổi tín hiệu đó. Tốn thêm tiền của các bạn thôi.

Mua bộ chuyển đổi dòng điện ở đâu?

Có nhiều nhà cung cấp bộ chuyển đổi dòng điện sang 4-20mA hoặc 0-10V. Tuy vào nhu cầu và chức năng của bộ chuyển đổi sẽ có giá thành khác nhau. Nếu các bạn có nhu cầu cần mua một bộ chuyển đổi thì bạn có thể liện hệ với công ty Hưng Phát.

Công ty là một đại diện phân phối chính thức của hãng Seneca của Italy. Chúng mình sẽ cung cấp đến bạn bộ chuyển đổi tốt nhất đến từ hãng Seneca và có giá thành tốt nhất. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nối dây và cài đặt. Bảo hành thiết bị lên đến 12 tháng 1 đổi 1 cho lỗi của nhà máy.

Nếu bạn có nhu cầu xin vui long liên hệ để được tư vấn báo giá:

 

Liên hệ

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Mr. Trọng

Mobi/Zalo: 0975 116 329

Mail: trongle@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giao thức truyền thông Modbus trong công nghiệp Modbus là gì? | Truyền thông & Ứng dụng của Modbus

Modbus là gì ? Truyền thông modbus là gì? Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay của nước ta ngày càng phát triển. Đây là tiền đề cho sự cải tiến nâng cấp và chế tạo ra những thiết bị, máy móc thay thế cho con người. Trong đó lĩnh vực về truyền thông […]

Xung là gì? | Tìm hiểu kiến thức về xung tín hiệu [Giải pháp] Nhiễu xung là gì? | Cách khắc phục nhiễu tín hiệu xung

Nhiễu xung tín hiệu là gì ? Việc truyền thông và kết nối các thiết bị lại với nhau trong hệ thống tự động hoá ngày càng trở lên đa dạng. Các thiết bị máy móc hiện đại hiện hầu hết chúng đều có những phương thức truyền – nhận tín hiệu cùng một dạng […]

Bộ chuyển đổi tín hiệu 0-75mV sang 4-20mA Bộ chuyển đổi 0-75mv sang 4-20mA| 0-10V | Shunt 60mV, 100mV

Bộ chuyển đổi 0-75mV, 0-60mv, 0-100mv sang 4-20ma hay 0-10v hay còn gọi là chuyển đổi từ tín hiệu Shunt sang analog 4-20ma hoặc 0-10v để đưa tín hiệu về PLC. Trước khi tìm hiểu về bộ chuyển đổi, chúng ta dùng tìm hiểu tín hiệu điện trở Shunt là gì? Tóm tắt nội dung1 […]