Mục đích của việc đo mức đó chính là biết giá trị mức chất lỏng bên trong bồn chứa, silo, tank chứa… Biết được giá trị này chúng ta có thể kiểm soát được chất lỏng bên trong bồn chứa. Vì thế các loại cảm biến đo mức ra đời. Trong các loại cảm biến thì cảm biến đo mức không tiếp xúc khá được ưa chuộng.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc
Cảm biến đo mức không tiếp xúc

Đo mức không tiếp xúc có nhiều cách như dùng siêu âm, radar. Vậy cảm biến đo mức không tiếp xúc là gì? Nó có nhưng loại nào? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc là gì?

Cảm biến đo mức không tiếp xúc là một thiết bị đo mức không chạm vào môi trường cần đo. Nói đơn giản hơn nó là thiết bị có thể đo mức mà không cần ngâm, không cần đụng chạm vào môi trường cần đo.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc với môi trường
Cảm biến đo mức không tiếp xúc với môi trường

Khi nào cần đo không tiếp xúc?

Đây là câu hỏi mà nhiều người hay thắc mắc với mình? Cần gì phải đo tiếp xúc trong khi có những phương pháp rẻ tiền hơn như là đo phao, điện dung,..

Câu trả lời là cảm biến đo không tiếp xúc được sinh ra để đo trong các môi trường đặc biệt. Lấy ví dụ như môi trường ăn mòn như acid đặc, bazo… Những môi trường như thế rất khó đo trực tiếp.

Một vài trường hợp cần đo mức không tiếp xúc
Một vài trường hợp cần đo mức không tiếp xúc

Cụ thể hơn là khi đo các chất sau các bạn nên sử dụng cảm biến đo mức không tiếp xúc:

  • Đo nước thải công nghiệp
  • Đo nước thải sinh hoạt
  • Đo nước sạch
  • Đo các môi chất trong nhà máy hóa chất
  • Dùng để đo nước giải khát
  • Dùng để đo các loại dầu động vật, dầu thực vật, dầu cá,…
  • Đo các chất lên men như là bia, rượu…

Nguyên lý đo của cảm biến đo mức không tiếp xúc

Các cảm biến đo mức không tiếp xúc có nguyên lý hoạt động tương tự nhau. Đó là ứng dụng tính chất của sóng siêu âm và sóng điện từ để đo mức. Nói một cách đơn giản hơn thì các bạn hình dung như sau.

Nguyên lý cảm biến đo mức không tiếp xúc
Nguyên lý cảm biến đo mức không tiếp xúc

Cảm biến sẽ phát sóng ra, có thể là sóng siêu âm, sóng điện từ. Sóng này sẽ đi đến bề mặt cần đo mức. Khi chạm vào bề mặt cần đo sóng sẽ phản xạ lại về cảm biến. Cảm biến nhận sóng phản xạ. Dựa vào thời gian tính từ lúc phát sóng và nhận sóng, vân tốc sóng, tần số sóng,…

Khi có các thông tin thì các thuật toán và vi xử lý để cho ra khoảng cách giữa cảm biến và bề mặt đo.

Các loại cảm biến đo mức không tiếp xúc

Có 3 phương pháp đo không tiếp xúc. Theo nó là 3 loại cảm biến đo áp suất. Mỗi một loại cảm biến điều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.

Cảm biến đo mức siêu âm

Cảm biến siêu âm là loại thiết bị được sử dụng trong phương pháp đo mức bằng siêu âm. Có nhiều cảm biến siêu âm khác nhau. Mỗi loại cảm biến siêu âm lại có một khoảng cách đo khác nhau. Ví dụ như cảm biến siêu âm đo được 2m nó chỉ đo được trong khoảng cách 2m đổ lại.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc dùng sóng siêu âm
Cảm biến đo mức không tiếp xúc dùng sóng siêu âm
Ưu điểm của cảm biến siêu âm

Đặc điểm của cảm biến siêu âm chính là độ chính xác cao. Không những thế nó còn có thể điều chỉnh bất kí vị trí đo nào miễn là nằm trong khoảng cách đo tối đa.

Thiết kế nhỏ gọn, có ren lắp đặt. Vì thế nó dễ sử dụng và dễ dàng thay thế khi sử dụng.

Nó được ứng dụng để đo nước, đo chất rắn, chất rắn dạng hạt, xi măng, cát… Ngoài ra nó còn có thể đo hóa chất độc hại, đo trong môi trường nước thải, nước muối, các loại dung môi có thể ăn mòn.

Nhược điểm của cảm biến siêu âm

Nhược điểm của loại này đo chính là nhiệt độ và áp suất. Cảm biến không thể sử dụng trong nhiệt độ cao và áp suất cao. Bởi vì nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ truyền sóng. Điều này dẫn đến sai số và kết quả chênh lệch.

Lắp đặt cảm biến siêu âm cần chính xác theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Không thì bị lệch đo không chính xác.

Cảm biến khá dễ bị nhiễu bởi các tác nhân bên ngoài.

Cảm biến đo mức radar

Cảm biến đo mức radar dùng nguyên lý sóng radar để đo mức. Có nhiều loại cảm biến radar khác nhau. Có loại đo mức không tiếp xúc có loại đo mức tiếp xúc. Với mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng của nó.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc dùng sóng Radar
Cảm biến đo mức không tiếp xúc dùng sóng Radar
Ưu điểm của cảm biến radar

Độ chính xác của cảm biến này gần như là tuyệt đối. Không những vậy nó có thể điều chỉnh khoảng cách đo hợp lý. Thiết kế nhỏ gọn phù hợp cho nhiều môi trường đo khác nhau.

Cảm biến có thể đo cả chất rắn lẫn chất lỏng. Với chất rắn có thể đo được cát, xi măng, bột… Với chất lỏng hầu như có thể đo được mọi loại chất lỏng.

Nhược điểm của cảm biến radar

Nhược điểm cảm biến radar là giá thành của nó. Giá thành của nó rất đắt. Vì thế khi sử dụng các bạn nên cân nhắc về những yếu tố như là độ chính xác, nhiễu như thế nào. Nếu không còn phương pháp nào khác hoặc kinh phí của các bạn lớn thì nên sử dụng.

Cảm biến đo mức không tiếp xúc của Dinel

Nếu các bạn chỉ cần biết về phương pháp đo mức không tiếp xúc. Các bạn có thể bỏ qua phần này. Nếu bạn cần một giải pháp để đo mức không tiếp xúc thì mình giới thiệu cho bạn 2 loại cảm biến đo mức không tiếp xúc của hãng Dinel. Cảm biến đo mức không tiếp xúc của hãng Dinel có ưu điểm là độ chính xác cao.

Cảm biến siêu âm không hiển thị ULM-53

Cảm biến siêu âm không hiển thị ULM-53 có độ chính xác cao. Có nhiều phiên bản dùng cho từng khoảng cách đo khác nhau. Có thể điều chỉnh bất kì khoảng cách nào bằng bút từ. Khoảng cách điều chỉnh phải nằm trong dải đo của cảm biến.

Cảm biến siêu âm ULM-53 của hãng Dinel
Cảm biến siêu âm ULM-53 của hãng Dinel

Ngoài ra nó còn có những biến thể sử dụng trong môi trường phòng chống cháy nổ.

Thông tin kĩ thuật của cảm biến

  • Hãng sản xuất: Dinel – Czech
  • Nguồn cấp: 18…36V DC
  • Tín hiệu ra: 4-20mA, Hart, Modbus RTU RS485
  • Thang đo: 0,1 … 1 m; 0,2 … 2 m; 0,2 … 6 m; 0,4 … 10 m; 0,5 … 20 m
  • Sai số: tối đa 0,2%
  • Nhiệt độ môi trường xung quanh: -30 … +60°C
  • Áp suất hoạt động: 0,1 Mpa (áp suất không khí)
  • Bảo vệ: IP67, Option IP68
  • Thời gian phản hồi: 0,5 s; 1,2 s; 5,0 s tùy từng thang đo
  • Cáp nối khuyên dùng: PVC 2 x 0,75 mm2 (3 x 0,5 mm2 ; 2 x 2 0,25 mm2 )
  • Ren kết nối: thread G ¾‘‘; thread G 1‘‘; thread G 1½‘‘; thread G 2¼‘‘.
  • Chất liệu vỏ: plastic PP

Ưu và nhược của cảm biến ULM-53.

Cảm biến có ưu điểm là độ chính xác khá cao. Tuy từng thang đo của cảm biến có độ chính xác lên đến 99,85%. Cao hơn nhiều so với các loại cảm biến siêu âm khác. Khoảng cách đo của cảm biến lên đến 20m. Vì thế nó phù hợp để đo với rất nhiều trường hợp đo khác nhau. Sử dụng bền, tốt, dùng lâu dài.

Nhược điểm của cảm biến đo chính là khá dễ nhiễu nếu có vật cản và có dao động. Lắp đặt phải căn chỉnh sao cho phù hợp với khuyến cáo của nhà sản xuất.

3 Lưu ý khi lắp đặt cảm biến

Với cảm biến đo mức không tiếp xúc ULM-53. Khi lắp đặt cần phải chú ý:

Lưu ý khi lắp đặt cảm biến
Lưu ý khi lắp đặt cảm biến

Lắp đặt sao cho vuông góc với bề mặt cần đo. Chú ý khoảng cách giữa thành và cảm biến.

Lắp đặt cảm biến tránh các vị trí thêm nguyên liệu.

Lắp đặt tránh các vật cản. Nếu có dao động phải lắp thêm ống dẫn hướng sóng để tránh dao động gây sai số.

Cảm biến siêu âm có hiển thị ULM-70

Cảm biến siêu âm ULM-70 là phiên bản nâng cấp hơn so với ULM-53. Với ULM-70 chúng ta có những chế độ chống nhiễu tốt hơn. Có hiển thị giúp cài đặt dễ dàng và chính xác hơn.

Cảm biến đo mức ULM-70
Cảm biến đo mức ULM-70

Cảm biến có nút nhấn cài đặt trực tiếp trên nút nhấn. Ngoài ra còn có thể thay đổi bất kì đơn vị hiển thị nào phù hợp với dây chuyền sản xuất của bạn.

Thông tin kĩ thuật của cảm biến

  • Hãng sản xuất: Dinel – Czech
  • Model: ULM-70
  • Thang đo: 15 … 2 m; 0.25 … 6 m; 0.4 … 10 m; 0.5 … 20 m.
  • Nguồn cấp: 18…36V DC
  • Tín hiệu ra: 4-20mA, Modbus RTU RS485
  • Sai số: 0,15%
  • Tần số sử dụng: 120 kHz; 75 kHz; 50 kHz; 30 kHz
  • Nhiệt độ môi trường xung quanh: -30 … +60 °C
  • Áp suất hoạt động: 1 bar
  • Tốc độ phản hồi: 1…4s
  • Màn hình hiển thị: Matrix OLED 128 x 64 pixel
  • Màu hiển thị: đơn sắc vàng
  • Chất liệu vỏ: nhôm có sơn tĩnh điện
  • Chất liệu mặt kính: polycarbonate
  • Ren kết nối: G 1”, G 1½”, G 2¼”

Ưu và nhược của cảm biến ULM-70

Ưu điểm của ULM-70 đó chính là độ chính xác cao hơn so với ULM-53. Nó có nhiều tính năng chống nhiễu nhứ là chỉnh Damping, chỉnh độ nhạy. Có màn hình hiển thị dễ dàng cài đặt trực tiếp trên màn hình hiển thị.

Nhược điểm của nó là giá thành cao hơn so với ULM-53. Nếu bạn cần độ chính xác cài đặt nhanh chóng, hiển thị trực tiếp thì ULM-70 là một lợi thế.

Giải pháp hiển thị đo không tiếp xúc

Các bạn biết đó cảm biến đo mức không tiếp xúc thường đưa về tín hiệu là 4-20mA. Có những loại đưa về tín hiệu RS485. Vậy thì để hiển thi nó bạn cần một màn hình hiển thị. Mình giới thiệu đến các bạn bộ hiển thị S311A của hãng seneca.

Màn hình hiển thị S311A sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến hiển thị, kiểm soát đơn giản mức nước. Hiện nay màn hình hiển thị mức nước thường có thêm tính năng xuất relay điều khiển.

Hiển thị mức nước
Hiển thị mức nước

Với màn hình hiển thị như thế bạn vừa biết được mức, vừa có thể điều khiển bơm. Việc này khá tiện dụng với kinh phí thấp bạn có thể làm được.

Để biết thêm thông tin chi tiết về màn hình hiển thị này các bạn có thể tham khảo thêm: Bộ hiển thị S311A

Báo giá cảm biến đo mức không tiếp xúc

Công ty Hưng Phát là đại diện chính thức của hãng Dinel. Bên mình cung cấp tất cả giải pháp đo lường của hãng Dinel với giá cả hợp lý nhất. Bên mình chuyên cung cấp các cảm biến siêu âm, radar, điện dung của hãng.

Tùy vào từng trường hợp của bạn, bên mình sẽ tư vấn và đưa ra cho bạn một giải pháp hợp lý với giá thành phải chăng nhất. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về cảm biến đo mức không tiếp xúc. Xin vui lòng liên hệ với mình theo thông tin sau:

 

Liên hệ

Kỹ Sư Cơ – Điện Tử

Mr. Trọng

Mobi/Zalo: 0975 116 329

Mail: trongle@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

cảm biến đo khí Gas xuất xứ Châu Âu Cảm biến áp suất khí Gas | Phòng Nổ Atex, Ex,…

Cảm biến áp suất khí gas là một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong các nhà máy sản xuất Gas. Các bạn có bao giờ thắc mắc rằng trong các nhà máy sản xuất, phân phối Gas người ta dung loại cảm biến áp suất nào không? Mình tự hỏi rằng trong […]

Ánh sáng tia laser truyền trong môi trường Cảm biến Laser | Những điều bạn cần biết

Trong cuộc sống thường nhật hiện nay có rất nhiều công cụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa của con người. Các sản phẩm được thiết kế để đạt mức tiện dụng tối ưu nhưng lại cho kết quả chính xác. Ngay cả việc đo đạc trước đây người ta thường dùng […]

Atex là gì Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì ? | {Chống Cháy Nổ}

Tiêu chuẩn phòng nổ ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo trì và […]