Trong công nghiệp chất rắn là một nguyên liệu đầu vào quan trọng. Việc đo mức chất rắn là một yêu cầu cần thiết để có thể kiểm soát chất rắn đầu vào. Cảm biến đo mức chất rắn là cách kiểm soát chất rắn đầu vào tốt nhất.
Cảm biến đo mức chất rắn là gì? Vì sao cần đo mức chất rắn? Và có những loại cảm biến đo nào? Tất cả các câu hỏi trên mình sẽ trả lời trong bài viết này. Chúng ta cùng tìm hiều thôi.
Cảm biến đo mức chất rắn là gì?
Cảm biến đo mức chất rắn là cảm biến được thiết kế để có thể phát hiện chất rắn được chứa bên trong silo, thùng chứa, tank chứa. Chất rắn ở đây bạn có thể hiểu là các loại chất rắn dạng khối có thể chứa được trong bồn chứa. Cảm biến sẽ đo mức trong các bồn chứa đưa về bộ hiển thị, PLC. Scada trong các hệ thống tự động hóa.
Chất rắn dạng khối là loại chất rắn có bất kì hình dáng nào có số lượng lớn. Ví dụ như cát, sỏi, đá… Các loại chất rắn này có thể chứa được trong tank, silo, bồn chứa chất rắn…
Các loại chất rắn cần đo mức
Có nhiều loại chất rắn khác nhau như là sắt, thép, ngô, khoai… Tuy nhiên không phải chất rắn nào cũng có thể đo được. Có những loại chất rắn nào cần đo mức? Sau đây là một vài loại chất rắn cần được đo mức. Còn các loại chất rắn khác có thể đo hoặc không đo tùy vào điều kiện của bạn.
Đo mức cát
Cát là một dạng chất rắn dạng khối. Nó được sử dụng trong xây dựng. Ngoài ra, cát còn được sử dụng trong sản xuất thủy tinh. Sản xuất lọc nước,…
Có nhiều loại cát cần đo mức như cát silica dùng trong sản xuất thủy tính. Cát mịn dùng trong sản xuất thạch cao, phu gia trong bê tông,… Cát sỏi trong xây dựng…
Đo mức xi măng
Xi măng với tên tiếng anh là cement. Nó là một chất kết dính được dùng rất nhiều trong ngành xây dựng. Xi măng là sản phẩm đầu ra của các nhà máy sản xuất xi măng. Đo lương xi măng trong nhà máy sản xuất xi măng để biết được sản lượng sản xuất.
Ngoài ra, đo mức xi măng được dùng trong các nhà máy trộn bê tông. Nhà máy sử dụng xi măng để trộn cung cấp nguyên liệu cho các công trình xây dựng. Đo mức xi măng trong nhà máy trộn bê tông giúp cho nhà máy có thể quản lý được nguyên liệu đầu vào và tính toán cho sản phẩm đầu ra.
Đo các loại bột
Trong ngành thực phẩm bột là gia vị không thể thiếu. Có nhiều loại bột khác nhau như bột mì, bột sắn, bột nở… Các loại bột được dùng để tạo hình bánh, các loại sản phẩm đến từ bột như là bột chiên…
Đo mức các loại bột để kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong các nhà máy sản xuất thực phẩm. Kiểm soát được nguyên liệu này giúp cho các nhà máy có được công thức sản xuất tốt hơn, ngon hơn với số lượng hiện có. Hoặc có thể tối ưu về nguyên liệu trong sản xuất thực phẩm.
Đo các loại đường, muối
Đường và muối chúng ta hằng ngày vẫn sử dụng. Trong các nhà máy sản xuất đường việc đo mức đường là để đưa ra sản lượng sản xuất. Từ đo có thể tối ưu được lợi nhuận.
Trong các ngành sản xuất thực phẩm đường là một nguyên liệu quan trong. Nó góp phần đảm bảo cho sản phẩm có vị ngọt, làm ngon hơn. Đo mức đường giúp cho các nhà máy có thể tối ưu lượng đường sử dụng. Từ đó có những công thức mới cải thiện chất lượng sản phẩm.
Muối là một thứ quan trọng trong đời sống hằng ngày. Mỗi ngày chúng ta vẫn sử dụng muối để làm thức ăn ngon hơn. Trong sản xuất thực phẩm cũng thế. Đo mức muối sẽ giúp tối ưu lượng muối sử dụng. Giảm thất thoát muối trong các nhà máy.
Các loại sản phẩm nông nghiệp
Sản phẩm nông nghiệp bao gồm: lúa, gạo, cà phê, cacao… các sản phẩm nông nghiệp này điều là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bánh gạo, cà phê tiêu dùng, sản xuất socola…
Đo mức các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho nhà máy thông tin về sản lượng sử dụng. Vì nó là nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất nên việc đo mức nhằm tối ưu thất thoát nguyên liệu.
Tối ưu thất thoát nguyên liệu đầu vào sẽ giúp cho nhà máy có phương án sản xuất với sản lượng cao hơn. Không những thế có thể tối ưu được công thức sử dụng. Cho ra những công thức sản xuất mới.
Các chất rắn công nghiệp
Trong công nghiệp có nhiều chất rắn hóa học cần sử dụng như xút ăn da, muối, chất tạo màu… Các loại chất này chiếm khoảng 30% trong sản xuất công nghiệp. Vì vậy cần phải đo và kiểm soát đầu vào các loại chất này.
Kiểm soát đầu vào cho các loại chất rắn công nghiệp giúp cho nhà máy tối ưu rất nhiều thứ. Từ nguyên liệu đến qui trình sản xuất, qui trình gia công. Từ đó tiết kiệm chi phí đầu vào khá tốt.
Lý do cần đo mức chất rắn
Trong công nghiệp sử dụng chất rắn khá nhiều là nguyên liệu đầu vào. Đo mức chất rắn chính là đang kiểm soát nguyên liệu đầu vào. Kiểm soát được nguyên liệu đầu vào sẽ tối ưu và tiết kiệm chi phí.
Tiết kiệm được chi phí sẽ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào giúp bạn tối ưu được cả qui trình sản xuất. Cho ra công thức sản xuất mới thích ứng với môi trường biến đổi nhanh hơn.
Ngoài việc tối ưu tiết kiệm nguyên liệu đầu vào. Việc đo mức chất rắn còn giúp cho các doanh nghiệp biết được sản lượng đầu ra với sản phẩm là chất rắn. Ví dụ trong nhà máy sản xuất xi măng. Khi biết được sản lượng đầu ra sẽ biết được qui trình sản xuất đó tốt hay không và tối ưu nó như thế nào.
Các loại cảm biến đo mức chất rắn
Có nhiều loại cảm biến đo mức chất khác nhau. Mỗi một loại dùng trong một ứng dụng khác nhau. Tùy vào mong muốn của bạn sẽ có những loại cảm biến phù hợp. Dưới đây là một vài loại cảm biến đo mức chất rắn.
Cảm biến đo mức chất rắn dạng xoay
Cảm biến đo mức dạng xoay được sử dụng để báo mức chất rắn khá nhiều trong công nghiệp. Cảm biến này thường dùng trong các silo để báo mức. Thông thường người ta sử dụng 2 đến 3 cái cảm biến.
Một cảm biến dùng để báo đầy, một cảm biến dùng để báo cạn. Nếu bạn có đều kiện thì mua thêm một cái để báo mức trung bình.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo chính là sử dụng động cơ đồng bộ. Động cơ đồng bộ quay liên tục. Đến khi chạm vào chất rắn cản tốc độ quay của động cơ. Lúc này sẽ phát tín hiệu báo đầy hoặc cạn chất rắn.
Cảm biến đo cơ – điện
Cảm biến đo chất rắn dạng cơ – điện là cảm biến kết hợp vừa cơ vừa điện. Với loại cảm biến này chỉ cần dùng 1 cảm biến để đo. Cảm biến có thể đo trong môi trường có bụi. Phù hợp khi đo cát, xi măng, bột…
Nguyên lý hoạt động của cảm biến đó là khi que dò chạm đến một vị trí cài đặt sẵn. Cứ sau một thời gian nhất định hệ thống cơ của cảm biến sẽ chạy. Khi chạy đến vị trí nào của silo thì cảm biến sẽ báo mức tới đo.
Cảm biến đo mức điện dung
Cảm biến đo mức bằng điện dung là cảm biến sử dụng nguyên lý điện dung môi trường để đo mức. Mỗi một loại chất rắn có một dung môi nhất định. Cảm biến điện dung phát hiện dung môi này hiển thị mức.
Với cảm biến điện dung có 2 loại. Một loại có thể đo liên tục và một loại báo mức.
Loại đo liên tục xuất tín hiệu 4-20mA. Loại này thường đi chung với bộ hiển thị hoặc đấu nối vào PLC để điều khiển mức tự động. Với loại đo liên tục bạn có thể điều khiển bất kì mức nào mong muốn.
Loại cảm biến điện dung báo mức chất rắn thì phổ biến hơn với giá thành rẻ hơn. Với loại này bạn có thể báo đầy, báo cạn. Với các hệ thống không cần biết chính xác mức thì việc báo đầy báo cạn đơn giản dễ sử dụng.
Đo chất rắn bằng cảm biến siêu âm
Cảm biến siêu âm thường dùng để đo mức nước nhiều hơn. Bởi vì nước tĩnh và bề mặt phẳng hơn so với chất rắn. Vì thế sóng phản lại khi đo mức nước sẽ đi thẳng về cảm biến chứ không tán xạ như khi đo chất rắn.
Tuy nhiên với công nghệ và các thuật toán mới. Thì việc đo mức bằng sóng siêu âm đã giảm bớt nhiều sai số so với thời trước.
Đo chất rắn bằng cảm biến radar
Cảm biến radar là loại cảm biến đo hiện đại. Nó đo được cả chất lỏng lẫn chất rắn với độ chính xác cao. Cảm biến radar có tần số rất cao lên đến vài chục GHz. Điều này cho phép nó đo xuyên qua các lớp bụi. Không bị tán xạ nhiều như cảm biến siêu âm.
Cảm biến radar có thể dùng trong bất kì môi trường nào. Bất kì loại bồn chứa nào. Đo trong các môi trường yêu cầu cao về độ an toàn thì cảm biến cũng có thể đáp ứng.
Cách lắp đặt và nối dây
Lắp đặt và nối dây cho cảm biến là một việc cực kì quan trọng. Có bạn mua cảm biến về không biết cách nối dây làm cho cảm biến ra đi không kịp nhìn lại. Điều này tốn tiền bạc và công sức của bạn.
Có những bạn mua cảm biến mà không biết lắp đặt. Lắp đại vào xong rồi chả có cách nào đo được. bởi vì lắp sai qui cách. Vì thế lắp đặt và nối dây quan trọng và chuẩn chỉ.
Cách lắp đặt
Lắp đặt cảm biến phải lắp đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất. Mỗi một nhà sản xuất khi tạo ra sản phẩm họ đã tính toán hết các vị trí lắp đặt. Mỗi một vị trí lắp như thế nào cho chuẩn.
Trên cảm biến sẽ có sẵn ren kết nối vì vậy khi làm ren trên bồn cần chú ý chọn đúng ren để kết nối. Các bạn lắp đặt sao cho toàn bộ phần dò của cảm biến nằm bên trong bồn. Đối với cảm biến khác có thể không sao. Riêng với cảm biến siêu âm, radar, điện dung cần phải làm như thế mới đo được.
Cách nối dây
Tùy thuộc vào cảm biến sẽ có cách nối dây khác nhau. Đối với cảm biến đo ON/OFF sẽ có 2 kiểu nối là PNP và NPN. Cảm biến ON/OFF có thường có 3 dây. Dây nguồn dương, dây nguồn âm và dây tín hiệu.
Với kiểu PNP dây tín hiệu nối với tải và nối về âm. Còn NPN nối vào tải và nối về dương. Tải ở dây có thể là đèn, có thể là còi báo, có thể là PLC… Bắt buộc phải có tải mới nối về âm nhé.
Đối với cảm biến đo liên tục 4-20mA như điện dung, siêu âm, radar… Loại này sẽ có 2 dây. Một dây nguồn và một dây tín hiệu. Các bạn nối theo kiểu Loop Power là có thể sử dụng.
Nhưng lưu ý khí mua cảm biến
Bạn có nhu cầu cần mua cảm biến đo mức chất rắn. Bạn nên để ý những điều sau để mua về dùng ngay.
Chất rắn cần đo
Chất rắn cần đo khá quan trọng. Mỗi một loại chất rắn có một điều có cảm biến để đo khác nhau. Vì thế bạn cần xác định mình cần đo chất gì trước khi mua. Không thì khi mua về khó có thể đo được, hoặc cài đặt khá khó.
Chỉ cần báo hay cần biết chính xác mức
Báo mức khác với lại biết chính xác mức rất nhiều. Bởi vì báo mức chỉ xuất tín hiệu khi mức chất rắn chạm vào cảm biến. Còn biết chính xác mức thì cần xuất tín hiệu analog 4-20mA để xác định chính xác mức.
Nếu cần biết chính xác mức thì bạn cần có một giải pháp để hiển thị. Có thể bạn dùng PLC thêm với bộ HMI để hiển thị. Hoặc dùng mua bộ hiển thị mức. Bộ hiển thị giúp bạn biết chính xác mức ở vị trí nào trong bồn.
Chiều cao của bồn chứa
Chiều cao của bồn chứa liên quan đến thang đo và độ chính xác. Nếu bạn chỉ cần báo mức thì việc này không quá quan trọng. Bởi vì khi báo mức chỉ cần 2 cảm biến lắp ở vị trí dầy và cảm biến lắp ở vị trí cạn là có thể dùng.
Với những bạn cần đo chính xác thì việc cần có độ chính xác cao. Mà bồn càng cao thì độ chính xác của cảm biến sẽ giảm để phù hợp với thang đo. Với công nghệ radar thì nó cũng không quá quan trọng vì nó quá chính xác rồi. Với những cảm biến khác thì các bạn phải lưu ý nhé.
Nối dây và lắp đặt có dễ dàng không
Như mình đã nối rồi đấy. Nối dây sai sẽ làm cảm biến của bạn ra đi mãi mãi. Tốn tiền và công sức của bạn. Lắp đặt sai còn có thể làm lại như nối dây sai sẽ ra đi luôn. Cho nên các bạn lựa loại nào dễ nối dây, dễ lắp đặt.
Việc lắp đặt và nối dây nói nghe là đơn giản nhưng thực tế khá khó. Vì thế trước khi nối dây bạn nên liên hệ với bên bán hàng cho bạn yêu cầu về nối dây và lắp đặt như thế nào.
Báo giá cảm biến đo mức chất rắn
Cảm biến đo mức chất rắn có khá nhiều đơn vị cung cấp cảm biến. Công Ty Hưng Phát là một trong những đơn vị cung cấp cảm biến đo mức chất rắn uy tín. Công ty là đại diện chính thức cảm biến đo mức của hãng Dinel. Một trong những hãng hàng đầu về các giải pháp đo mức cũng như cảm biến đo mức.
Với nhiều năm kinh nghiệm cảm biến đo mức của Dinel có độ chính xác cao. Ứng dụng được trong nhiều môi trường khác nhau. Với mỗi môi trường là một cảm biến được thiết kế để sử dụng.
Bên Công ty Hưng Phát cam kết hàng chính hãng đến từ Dinel. Bảo hành 12 tháng cho bạn. Đồng thời hỗ trợ bạn về các vấn đề lắp đặt nối dây tận tình. Mọi chi tiết về cảm biến xin vui lòng liên hệ.
Liên hệ
Kỹ Sư Cơ – Điện Tử
Mr. Trọng
Mobi/Zalo: 0975 116 329
Mail: trongle@huphaco.vn
BÀI VIẾT LIÊN QUAN