Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện có phải là giải pháp điều khiển đóng ngắt hiệu quả, thay thế cho sơ đồ mạch điều khiển motơ bơm hay van điều khiển thường thấy?

đồng hồ áp suất 3 kim stiko

Đồng hồ Stiko

Chúng ta cùng tìm hiểu và thảo luận xem liệu rằng đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện có thực sự hữu ích như các hãng vẫn quảng cáo hay không nhé!

Đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện là gì?

Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất 3 kim, là thiết bị chuyên dùng để đo áp suất áp lực mà có khả năng đóng ngắt thiết bị ngoại vi nhờ vào các cặp tiếp điểm được lắp đặt bên trong đồng hồ. Các tiếp điểm này được cài đặt giá trị ngưỡng dựa vào 1 hoặc 2 kim phụ trên mặt đồng hồ áp suất.

Cấu tạo

Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện có cấu tạo bao gồm đồng hồ áp suất Bourdon bình thường và một bộ phận tiếp điểm đóng ngắt bằng điện bên trong.

cấu tạo đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện

Cấu tạo ngoài đồng hồ

Tiếp điểm được lắp đặt bên trong đồng hồ thường có dạng thường đóng (NC) hoặc thường mở (NO)

Trên mặt đồng hồ cũng xuất hiện 1 hoặc 2 kim phụ dùng để đặt giá trị đóng ngắt tiếp điểm.

Thông thường đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện được cấp nguồn 380V, 220V hoặc 24V

Dựa vào cấu tạo này chúng ta dễ dàng thấy rằng thực chất đây là một sự kết hợp giữa 2 bộ phận, 2 chức năng vào một thiết bị, mỗi bộ phận có 1 nhiệm vụ riêng nhưng lại có liên kết với nhau. Vì thế, mình nghĩ đây thực sự là một thiết bị hữu ích rất nhiều, các bạn thì sao? Có nghĩ giống mình không?

Nguyên lý hoạt động

Thực ra, sau khi các bạn đọc qua phần nội dung nói về cấu tạo của đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm rồi thì các bạn cũng đã hình dung được cách hoạt động của thiết bị rồi đúng không nào?

Mình lấy 1 ví dụ cho các bạn dễ hiểu nhé:

Một hệ thống máy nén khí dẫn khí đi vào bồn chứa thông qua các ống dẫn.

Trên các ống dẫn này chúng ta lắp đặt các đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện.

Mức áp suất tối đa của hệ thống là 50 bar, vậy chúng ta chọn đồng hồ có thang đo khoảng 80 đến 120bar cho phù hợp.

đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện

Đồng hồ đo áp suất 3 kim

Mức áp suất giới hạn dưới của hệ thống là 10 bar, giới hạn trên là 40 bar

Sau khi lắp đặt thiết bị lên đường ống,

chúng ta đặt mức giới hạn trên là 40 bar, mức giới hạn dưới là 10 bar.

Thì kết quả là khi hệ thống hoạt động, máy nén khí tạo ra áp lực lên đường ống tăng dần đến mức 40 bar thì đạt giới hạn trên và tiếp điểm trong đồng hồ sẽ tác động ngắt nguồn máy nén khí, máy nén khí ngưng hoạt động

Tiếp đó, áp lực khí trong đường ống giảm dần đến mức 10 bar đạt ngưỡng dưới thì tiếp điểm trong đồng hồ đo áp suất 3 kim sẽ tác động, cấp nguồn trở lại cho máy nén khí hoạt động, tiếp tục tạo áp lực vào đường ống.

Đó là nguyên lý làm việc của đồng hồ đo áp suất 3 kim, hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm.

Ưu nhược điểm của đồng hồ

Qua phân tích ở phần trên chúng ta phần nào cũng đã hiểu được cấu tạo và cách làm việc của dạng đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm này rồi đúng không nào? Tiếp theo chúng ta thử xem ưu và nhược điểm của dạng đồng hồ đo áp suất này nhé!

Đồng hồ Wise

Ưu điểm

  • Tích hợp 2 trong 1 tiện lợi, gọn gàng, tốt ít chi phí cho các thiết bị mạch ngoài
  • Độ chính xác cao
  • Đóng ngắt tiếp điểm nhạy, nhanh, hiệu quả
  • Tùy chọn được cặp tiếp điểm thường đóng hay thường mở
  • Thích hợp cho các ứng dụng đơn giản như đóng ngắt máy bơm, máy nén, van…

Nhược điểm

  • Do tích hợp 2 vào 1 nên hư hỏng khó sửa chữa, hư hỏng nên thay mới
  • Không xử lý được ứng dụng phức tạp
  • Bị giới hạn số lượng tiếp điểm
  • Không chính xác bằng việc dùng cảm biến áp suất
  • Thường xuyên bảo dưỡng kiểm tra đồng hồ đo áp suất để đảm bảo hoạt động tốt

Cách chọn đúng đồng hồ có tiếp điểm đơn giản mà hiệu quả

  • Nguồn cấp cho tiếp điểm là nguồn AC hay DC, điện áp là bao nhiêu? 380V, 220V hay 24V
  • Thang đo, để chọn đúng bạn cần biết mức áp suất tối đa của hệ thống sau đó chọn hơn 1-1.5 lần thang đo để bảo đảm đồng hồ đo áp suất hoạt động tốt và bền
  • Chân ren, các bạn cần xác định chân ren đã gia công sẵn trên hệ thống sau đó chọn đồng hồ áp suất có tiếp điểm điện có chân ren phù hợp, nếu không, các bạn cần phải mua bộ chuyển ren có bán sẵn trên thị trường hoặc đi gia công chân ren cho phù hợp
  • Loại chân, có 2 loại chân đứng hoặc chân sau, tùy vào vị trí lắp đặt mà các bạn chọn loại phù hợp để lắp đặt dễ dàng và dễ quan sát hơn
  • Mặt đồng hồ, chọn loại đường kính phù hợp với vị trí quan sát để thấy rõ giá trị hiển thị
  • Loại tiếp điểm, có 2 loại thường đóng hoặc thường mở. Chọn đúng theo nguyên lý của hệ thống để đóng mở motor, van… chọn sai có thể gây hỏng hệ thống cả điện và cơ khí
  • Vật liệu cấu tạo, chọn loại đồng; inox 304, 316… tùy theo môi trường lắp đặt có cần tiêu chuẩn cao; chống ăn mòn, chống ẩm hay không…
  • Mặt đồng hồ loại có dầu hay không có dầu? Khi lắp ở môi trường có rung động cao cần dùng loại có dầu để kim hiển thị ổn định, và giúp cho thiết bị bền hơn.

Đồng hồ loại hãng có đắt không?

Đồng hồ hàng chính hãng; thì tùy theo thương hiệu mà có giá đắt hay rẻ.

Các sản phẩm đồng hồ áp suất 3 kim có xuất xứ từ Châu Á như: Wise; Yamaki, Nisshin…thì giá cả sẽ dễ chịu hơn; nhưng đi đôi với giá tốt hơn thì vật liệu cấu tạo; hay độ chính xác của thiết bị sẽ chỉ ở một mức độ nhất định.

Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện

Các thiết bị đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện đến từ Châu Âu; G7 như: Stiko, Georgin… thì chắc chắn là giá thành sẽ cao hơn, có thể là gấp đôi. Nhưng đổi lại các bạn được gì với chi phí bỏ ra?

  • Thiết kế đẹp, chắc chắn, mặt đồng hồ sắc nét, rõ ràng
  • Vật liệu tốt, chịu được ảnh hưởng của môi trường khắc nghiệt
  • Độ chính xác cao, đạt tiêu chuẩn cao
  • Tiếp điểm bên trong đạt chất lượng cao nên số lần nhảy tiếp điểm nhiều hơn, bền hơn
  • Đồng hồ hoạt động ổn định, độ bền cao
  • Chân ren gia công chi tiết sắc xảo, hoàn thiện cao, tránh rò rỉ tốt

Trên đây là một số thông tin về dòng sản phẩm đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm điện; mà mình đã nghiên cứu và dùng qua trong vài dự án; và có một chút đánh giá chia sẻ lại với các bạn.

Đọc đến đây; chắc hẳn các bạn cũng đã tìm được cho mình thêm 1 giải pháp điều khiển hệ thống hiệu quả mà đơn giản rồi đúng không nào?

Mọi nhu cầu, thảo luận hay góp ý thêm, các bạn liên hệ với mình nhé! Chúc các bạn luôn thành công!

Hy vọng nhận được sự góp ý và phản hồi từ các bạn về bài viết thông qua thông tin liên hệ sau:

 

Liên Hệ

Kỹ Sư Cơ Điện Tử – Mr. Trọng

Zalo/Mobi: 0975 116 329

Mail: trongle@huphaco.vn



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

cảm biến đo khí Gas xuất xứ Châu Âu Cảm biến áp suất khí Gas | Phòng Nổ Atex, Ex,…

Cảm biến áp suất khí gas là một trong những thiết bị không thể nào thiếu trong các nhà máy sản xuất Gas. Các bạn có bao giờ thắc mắc rằng trong các nhà máy sản xuất, phân phối Gas người ta dung loại cảm biến áp suất nào không? Mình tự hỏi rằng trong […]

Atex là gì Tiếu chuẩn Phòng Nổ ATEX là gì ? | {Chống Cháy Nổ}

Tiêu chuẩn phòng nổ ATEX đóng vai trò quan trọng đối với công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất có khả năng cháy nổ. Các tiêu chuẩn ATEX cung cấp các yêu cầu về thiết kế, sản xuất, lắp đặt, vận hành, bảo trì và […]

Dầu thuỷ lực Dầu thuỷ lực là gì ? Cách lựa chọn dầu thuỷ lực

Dầu thuỷ lực là gì ? Chắc hẳn ai làm về máy móc thiết bị cũng đều nghe qua về Dầu thuỷ lực rồi đúng không ạ. Dầu này khá quan trong đối với các loại máy móc có tải lớn. mặc dù là dầu những chúng không phải là nhiên liệu, chúng không dùng […]